Tin tức
Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết đi tiểu buốt có mủ ở nam giới
- 29/04/2022 | Bật mí cách chữa tiểu buốt tại nhà cho nữ cực hiệu quả
- 08/05/2022 | Tiểu buốt tiểu rắt nguyên nhân do đâu? Điều trị như thế nào?
- 11/01/2022 | Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng trẻ tiểu buốt tiểu rắt
1. Triệu chứng và nguyên nhân đi tiểu buốt có mủ ở nam giới
Đi tiểu buốt có mủ ở nam giới có thể là biểu hiện của những bệnh như viêm niệu đạo, viêm bàng quang, lậu, hay viêm mủ bể thận,... Mỗi bệnh sẽ có những triệu chứng khác nhau nhưng nhìn chung đều khiến người bệnh:
-
Cảm giác đau buốt mỗi khi đi tiểu;
-
Nước tiểu có lẫn mủ hoặc từ lỗ sáo ở đầu dương vật có mủ chảy ra;
-
Thời gian đầu mủ vẫn còn loãng, dần dần mủ đặc hơn, có thể có màu trắng, xanh, vàng, nâu,...
Đi tiểu buốt có mủ ở nam giới là một triệu chứng gây đau đớn và khó chịu cho người bệnh
Một số yếu tố sau có khả năng là nguyên nhân gây ra hiện tượng này:
Nguyên nhân bệnh lý:
-
Bệnh lậu: đây là bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục rất nguy hiểm do virus Neisseria gonorrhoeae gây nên. Biểu hiện của bệnh lậu bao gồm:
-
Đau buốt, lỗ sáo chảy mủ hoặc nước tiểu có mủ khi đi tiểu. Thời điểm chảy mủ thường là vào buổi sáng;
-
Đau dương vật khi giao hợp;
-
Dương vật có các nốt nhỏ li ti vùng bao quy đầu;
-
Tiểu nhiều lần, tiểu ra máu;
-
Sốt nhẹ.
-
Viêm niệu đạo: các vi khuẩn khiến người bệnh bị viêm niệu đạo là E.coli, Herpes simplex (HSV-1 và HSV-2), Neisseria gonorrhoeae,... Khi bị viêm niệu đạo, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau khi đi tiểu, tiểu khó, tiểu buốt, ngứa niệu đạo,...;
-
Sỏi bàng quang, viêm bàng quang: vi khuẩn E.coli là “thủ phạm gây viêm bàng quang, còn sỏi bàng quang được hình thành từ các khoáng chất trong nước tiểu kết tủa lại thành các hạt sỏi. Hai bệnh có những dấu hiệu nhận biết như sau:
-
Tiểu ra máu, tiểu rắt;
-
Màu nước tiểu đục, có mủ và mùi tanh;
-
Sốt nhẹ;
-
Đau vùng bụng dưới;
-
Viêm áp xe tuyến tiền liệt: nếu có các biểu hiện sau đây, rất có thể nam giới đã bị viêm áp xe tiền liệt tuyến:
-
Tiểu khó, tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu ra máu và thường xuyên phải đi tiểu;
-
Mệt mỏi, sốt cao;
-
Đau khi xuất tinh.
-
Viêm mủ bể thận: các chất cặn bã bị ứ đọng lâu ngày trong bể thận nếu không được phát hiện và xử trí sớm sẽ gây viêm mủ bể thận. Lúc này bệnh nhân sẽ bị tiểu khó, tiểu mủ, đau và nóng rát mỗi lần đi tiểu.
Nguyên nhân khác:
-
Không sử dụng biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục, đời sống tình dục thiếu lành mạnh, có nhiều bạn tình cùng lúc;
-
Đồ lót thít chật, ẩm ướt, chất liệu bí bách;
-
Không vệ sinh đúng cách vùng kín;
-
Kích ứng với dung dịch vệ sinh vùng kín.
2. Biến chứng khi nam giới đi tiểu buốt có mủ
Nam giới không nên xem thường triệu chứng đi tiểu buốt có mủ vì như đã đề cập ở trên, hiện tượng này đang ngầm cảnh báo sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề nghiêm trọng vì nó có thể khiến người bệnh phải đối mặt với:
-
Nguy cơ vô sinh, hiếm muộn: nếu không điều trị tích cực và bắt đầu từ sớm, vi khuẩn sẽ nhân cơ hội tấn công các cơ quan sinh dục khác dẫn tới vô sinh, hiếm muộn;
-
Suy giảm chất lượng đời sống chăn gối của các cặp đôi: mỗi lần quan hệ lại thấy đau sẽ khiến nam giới cảm thấy sợ và ám ảnh, từ đó không muốn quan hệ tình dục;
Đi tiểu buốt có mủ ở nam giới gây chia rẽ đời sống chăn gối của nhiều cặp đôi
-
Tâm lý bất ổn: bệnh nhân luôn cảm thấy khó chịu, lo lắng đứng ngồi không yên;
-
Tiến triển thành các thể bệnh nặng hơn: viêm mào tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt, viêm bàng quang, viêm túi tinh, suy thận,...
3. Đi tiểu buốt có mủ ở nam giới điều trị ra sao?
Bệnh lý nào cũng vậy, chữa trị càng sớm thì cơ hội khỏi bệnh càng cao. Đối với tình trạng đi tiểu buốt có mủ ở nam giới thì cần xác định rõ nguyên nhân gây bệnh thì mới áp dụng được biện pháp điều trị phù hợp. Cụ thể:
-
Tiểu buốt ra mủ là do bị lậu:
-
Sử dụng kháng sinh theo đường tiêm hoặc uống: giúp cải thiện các triệu chứng đau nhức và viêm nhiễm, hạn chế sự phát triển và lan rộng của bệnh;
-
Dùng phương pháp DHA: hiện nay rất phổ biến trong điều trị bệnh lậu, có tác dụng tận diệt vi khuẩn gây bệnh một cách an toàn và đem lại hiệu quả cao;
-
Do viêm niệu đạo, viêm bàng quang: áp dụng các loại thuốc kháng sinh kháng nấm và vi khuẩn, giảm triệu chứng đau buốt, chảy mủ khi đi tiểu;
-
Do viêm tiền liệt tuyến: thuốc dùng trong trường hợp này bao gồm cả uống và tiêm theo phác đồ điều trị riêng.
4. Các lưu ý khi điều trị đi tiểu buốt có mủ ở nam giới
Bên cạnh việc điều trị y tế thì người bệnh cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt hàng ngày để nâng cao hiệu quả điều trị:
Những món nên ăn khi bị đi tiểu buốt có mủ:
-
Tăng cường các món rau củ và trái cây;
-
Đảm bảo các nhóm chất dinh dưỡng trong các bữa ăn;
-
Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày;
-
Bổ sung vitamin C tự nhiên có trong hoa quả;
-
Khi chế biến thức ăn nên hạn chế nêm nếm quá nhiều muối.
Rau củ và trái cây rất tốt cho những trường hợp đi tiểu buốt ra mủ
Cần hạn chế những món gì khi đi tiểu buốt ra mủ?
-
Không ăn đồ quá mặn;
-
Hạn chế các món có tính chất cay nóng;
-
Tránh tiêu thụ các loại đồ uống chứa nhiều chất kích thích như bia rượu, trà, cà phê, nước ngọt có gas.
Các cách giúp phòng tránh nguy cơ mắc bệnh nam giới nên chú ý:
-
Khi buồn tiểu thì nên đi “giải quyết” ngay, không nhịn tiểu;
-
Lựa chọn đồ lót có chất liệu thoáng mát, thấm hút mồ hôi, không bó sát;
-
Quan hệ tình dục lành mạnh, không quan hệ với nhiều bạn tình và nên dùng biện pháp an toàn mỗi khi giao hợp. Trước và sau khi “lâm trận" nên vệ sinh sạch sẽ dương vật;
-
Giữ gìn vệ sinh cơ thể, đặc biệt là vùng kín sạch sẽ, khô ráo;
-
Thường xuyên tham gia tập luyện thể dục, thể thao;
-
Không dùng chung đồ cá nhân, đặc biệt là quần áo, đồ lót với người khác;
-
Giữ tinh thần thoải mái, hạn chế căng thẳng và làm việc quá độ.
Nếu bạn đang có nhu cầu được thăm khám và tư vấn về tình trạng đi tiểu buốt có mủ, hãy liên hệ trực tiếp đến tổng đài của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56. Tổng đài viên sẽ giúp bạn đặt lịch khám với bác sĩ ngay!
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!